Đồng hồ kỹ thuật số trên ôtô có thể sớm thành vô dụng
Không chỉ đồng hồ cơ truyền thống, kiểu màn hình hiện đại hiển thị những thông tin quan trọng về chiếc xe cũng có thể trở thành vô ích.
Đồng hồ cơ hay kỹ thuật số, là nơi hiển thị những thông số cơ bản như tốc độ, vòng tua máy hay mức nhiên liệu của chiếc xe và thường nằm phía sau vô-lăng. Trong quá khứ, gần như không thể bỏ qua những gì hiện lên trên màn hình này. Nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ trong những năm gần đây; các hãng ôtô cũng bắt đầu bỏ dần các màn hình không cần thiết, đặc biệt với những thông tin đơn giản.
Có hai yếu tố liên quan tới xu hướng này. Đầu tiên, khi dòng xe chạy điện hoàn toàn ngày càng phổ biến; các tài xế sẽ không còn cần kiểm tra những thông tin như vòng tua máy. Thứ hai, nhờ công nghệ màn hình HUD; bất cứ thông tin nào cũng có thể được hiển thị lên kính chắn gió. Cụm đồng hồ phía sau vô-lăng gần như không còn tác dụng.
Còn với những ai vẫn tỏ ra nghi ngờ, đã có một minh chứng thực tế là Tesla Model 3. Mẫu xe điện ra đời từ 2017 và không có cả cụm đồng hồ lẫn màn hình HUD. Thay vào đó; Model 3 sử dụng một màn hình trung tâm dạng máy tính bảng cho mọi tính năng cần thiết.
Nhưng các hãng xe cần thiết kế lại nội thất để phù hợp với sự biến mất của cụm đồng hồ. Những bước đầu tiên đã được tiến hành. Như Cadillac Escalade 2021 với một màn hình OLED lớn viền cong; với một nửa thông tin trong đó có thể dễ dàng hiển thị trên màn hình HUD; và nửa khác hiển thị ở nửa bên phải trên màn hình thông tin giải trí.
Hay Mercedes S-class thế hệ mới với hệ thống MBUX gồm màn hình cảm ứng OLED 12,8 inch chính giữa; cùng một đồng hồ kỹ thuật số 12,3 inch. Mẫu sedan cỡ lớn còn sử dụng công nghệ HUD thực tế ảo.
Thực tế, công nghệ HUD đã xuất hiện trong ngành công nghiệp ôtô được một thời gian dài. Các thiết bị ban đầu có từ cuối những năm 1980 trên nhiều sản phẩm của General Motors (GM). Nissan cũng từng cung cấp một màn hình HUD trên mẫu 240SX trong vài năm. Và màn hình HUD có màu đầu tiên trang bị trên Chevrolet Corvette vào năm 1998.
Một số mẫu xe cao cấp sau đó lần lượt sử dụng màn hình HUD; như Cadillac XLR 2003 hay BMW series 5 thế hệ thứ 5 (2003-2010). Công nghệ thường chỉ hiển thị thông tin trên kính chắn gió và chỉ có ở những sản phẩm có giá thành cao. Nhưng điều này đang dần thay đổi; với các mẫu ID.3 và ID.4 của Volkswagen; khi hai sản phẩm không phải phân khúc cao cấp đều có thể trang bị công nghệ HUD thực tế ảo.
Trong bất cứ kịch bản nào, mục tiêu vẫn là giữ cho mọi thông tin cần thiết ở trong tầm quan sát của tài xế; mà về cơ bản sẽ nằm trong phạm vi 20 độ trên hoặc dưới của dao động thẳng đứng của con ngươi; và 60 độ mỗi bên theo chiều ngang. Những gì nằm ngoài phạm vi này sẽ khiến tài xế phải dịch chuyển mắt, tức sẽ rời mắt khỏi đường đi phía trước.
Theo Carscoops