Tuần mới, hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SBB chào sàn HoSE bất chấp tình trạng nghẽn lệnh
Tuần mới, thị trường chứng khoán sẽ đón thêm hơn 1,2 tỷ cổ phiếu lên niêm yết trên HoSE, trong đó có ngân hàng SeaBank, và 1 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, kinh doanh nông sản.
1,2 tỷ cổ phiếu SeaBank chào sàn với giá 16.800 đồng
Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh thông báo về việc chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) được đưa 1.208.744.208 cổ phiếu lên niêm yết trên HoSE với mà chứng khoán SSB.
Ngày giao dịch đầu tiên 24/3/2021. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 16.800 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa ngày chào sàn của SeaBank rơi vào khoảng 20.300 tỷ đồng.
Trước khi lên sàn, năm 2020 SeaBank đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên trên 12.088 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Việc tăng vốn tiến hành thành 2 đợt.
Đợt 1 ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 14%, tương đương phát hành 131,166 triệu cổ phiếu, nguồn thực hiện được trích từ lãi sau thuế 2019. Đợt còn lại là chào bán gần 141 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% với giá 10.000 đồng/cp. Đến cuối năm 2020 SeaBank đã hoàn thành các đợt tăng vốn, sửa đổi vốn điều lệ trong Giấy phép hoạt động.
Về kết quả kinh doanh, năm 2020 SeaBank đạt 1.360 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 23,9% so với lợi nhuận đạt được năm 2019 – và cũng là số lãi kỷ lục ngân hàng từng đạt được.
Tính đến 31/12/2020 tổng tài sàn SeaBank đạt hơn 180 nghìn tỷ đồng, tăng 23 nghìn tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả hơn 166 nghìn tỷ đồng, tăng 20 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.javascript:void(0)
BCTC quý 4/2020 ghi nhận, tính đến hết năm 2020 SeaBank còn 1.126 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và khoản 456 tỷ đồng trong các quỹ của ngân hàng.
Tiên Sơn Thanh Hóa lên sàn
Cũng trong ngày 24/3 tới đây 34,8 triệu cổ phiếu AAT của CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa sẽ chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên HoSE. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.600 đồng/cổ phiếu.
Tiên Sơn Thanh Hóa thành lập tháng 7/1995, là Công ty TNHH, với vốn điều lệ ban đầu chỉ 550 triệu đồng, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ như mua xi măng thu vét, sắt thép, phế liệu, nhựa phế thải và sản xuất gạch block tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
Năm 2000 công ty bắt đầu xây dựng xưởng xén giấy và đóng vở học sinh, mở rộng thêm ngành vận tải, bốc dỡ hàng hóa và tiếp tục mở rộng sang ngành nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ. Năm 2006 công ty mua lại nhà máy may xuất khẩu Sơn hà và đặt chân vào lĩnh vực dệt may.
Năm 2014 công ty tăng vốn điều lệ lên 348 tỷ đồng và cũng trong năm này chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Từ đó đến nay công ty chưa thực hiện tăng thêm vốn điều lệ. Hiện công ty có 5 nhà máy may và đang tiếp tục xây dựng thêm 1 nhà máy ở Yên Định. Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực cho thuê nhà xưởng tại Thanh Hóa.
Về cơ cấu cổ đông trước khi lên sàn, Tiên Sơn Thanh Hóa có 1 cổ đông lớn duy nhất là Chủ tịch HĐQT công ty – ông Trịnh Xuân Lâm – đang sở hữu 9,87% vốn điều lệ.
Kết quả kinh doanh, doanh thu các năm 2018 và 2019 đều đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng. Còn 9 tháng đầu năm 2020 đạt gần 200 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018, 2019 đạt lần lượt 24 và 21 tỷ đồng. Còn 9 tháng đầu năm 2020 lãi sau thuế hơn 11 tỷ đồng.
Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị