Chuyên gia Bộ Y tế: F0 có thể tự đánh giá nguy cơ diễn biến nặng

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh, F0 có thể căn cứ vào phân loại 4 nhóm nguy cơ Bộ Y tế đã ban hành. Tuy nhiên, bệnh nhân không được chủ quan.

Ngày 31/7, Bộ Y tế đã ra quyết định ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ cho những người nhiễm SARS-CoV-2. Bộ tiêu chí này cũng giúp các y bác sĩ xác định chính xác nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ của từng người, từ đó nâng cao hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm nguồn lực.

Đảm bảo nguồn lực, tối ưu hóa điều trị

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, tại Việt Nam, việc điều trị cho người mắc Covid-19 được hệ thống phân tầng với mục tiêu chia nhóm nguy cơ của người bệnh, những yêu cầu điều trị, can thiệp để phân bố nguồn lực phù hợp.

Hiện nay, Bộ Y tế chia hệ thống điều trị thành 3 tầng. Tầng 1 là các cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu. Tầng 2 tiếp nhận, điều trị cho các trường hợp có yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Tầng 3 là tầng điều trị cho những bệnh nhân có diễn biến nặng, cần chăm sóc, can thiệp chuyên sâu hơn.

“Với mỗi tầng như vậy, chúng ta cũng sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị. Ví dụ tầng 1 sẽ được bố trí lực lượng nhân viên, trang thiết bị tương ứng, không nhất thiết phải có các hệ thống hỗ trợ hô hấp chuyên sâu, hồi sức nặng. Ngược lại, tầng 3 sẽ là các trung tâm hồi sức tích cực được trang bị đầy đủ các trang bị hiện đại như ECMO, lọc máu, hệ thống thở oxy…, cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực hồi sức tích cực để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân”, ông Khoa lý giải.

Việc phân tầng vừa đảm bảo phân bổ nguồn lực phù hợp với nhu cầu điều trị của bệnh nhân, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực điều trị.

Chuyên gia Bộ Y tế- F0 có thể tự đánh giá nguy cơ diễn biến nặng - kinhtetrithuc.vn
Các bác sĩ điều trị cho F0 có diễn biến nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Việt Linh

Ai có thể đánh giá các mức độ nguy cơ?

Phó Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết công tác đánh giá mức độ nguy cơ được thực hiện bởi nhân viên y tế và ngay cả bản thân người bệnh. Ví dụ với người bệnh có độ dưới 45 tuổi, không có bệnh nền, họ sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ thấp. Tuy nhiên, ông Khoa nhấn mạnh bệnh nhân “không thể chủ quan, cần chủ động tự theo dõi sức khỏe khi có dấu hiệu chuyển nặng cần báo ngay cho nhân viên y tế”.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế sẽ dựa trên việc đánh giá mức độ nguy cơ của người bệnh và hướng dẫn, điều phối để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế trên địa bàn phù hợp với mức độ nguy cơ của người bệnh. Hiện tại, trong văn bản 3646/QĐ-BYT được ban hành ngày 31/7, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí phân loại nguy cơ và cách xử trí như sau:

Màu và phân loại nguy cơTiêu chí, dấu hiệu (đảm bảo 1 tiêu chí trở lên)Xử trí
Xanh (Nguy cơ thấp)– Tuổi =< 45, không mắc bệnh nền
– Đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV 2 ngày- Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, đo SpO2 từ 97% trở lên.
– Chuyển đến cơ sở y tế thuộc tầng 1 tháp điều trị hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nhà nếu đủ điều kiện.
– Yêu cầu tự theo dõi sức khỏe hàng ngày và thông báo cho nhân viên y tế.- Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình huống cấp cứu.- Đánh giá lại mức độ nguy cơ hàng ngày.
Vàng (Nguy cơ trung bình)– Tuổi từ 46 đến 64, không mắc bệnh nền.
– Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt từ 37,5 độ C trở lên, ho, đau rát họng, đau ngực…- Đo SpO2 từ 95% đến 96%.- Tuổi =< 45 và mắc một bệnh lý nền.
– Chuyển vào cơ sở y tế thuộc tầng 2 tháp điều trị.
– Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm virus tự theo dõi sức khỏe và hướng dẫn liên lạc nhân viên y tế khi có tình huống cấp cứu.- Đánh giá lại mức độ nguy cơ hàng ngày.
Cam (Nguy cơ cao)– Tuổi >= 65, không mắc bệnh lý nền.
– Phụ nữ có thai.- Trẻ em dưới 5 tuổi.- Đo SpO2 từ 93% đến 94%
– Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt tới cơ sở y tế thuộc tầng 3 tháp điều trị.
– Hướng dẫn người nhiễm virus liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình huống cấp cứu.- Đánh giá lại mức độ nguy cơ hàng ngày.
Đỏ
(Nguy cơ rất cao)
– Tuổi >= 65 và mắc một bệnh lý nền.
– Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu.- Đo SpO2 từ 92% trở xuống.- Người bệnh đang trong tình trạng thở máy, có ống mở khí quản, liệt tứ chi hoặc điều trị hóa, xạ trị.
– Chỉ định nhập viện ngay đến cơ sở y tế thuộc tầng 3 tháp điều trị.
– Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

Ngoài ra, phụ lục 3 của bộ tiêu chí cũng đưa ra cách xác định tình trạng cấp cứu là khi bệnh nhân rối loạn ý thức, khó thở, thở nhanh (hơn 25 lần/phút hoặc SpO2 <94%), nhịp tim nhanh (hơn 120 nhịp/phút), huyết áp tụt (huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg và mức tối thiểu nhỏ hơn 60 mmHg) hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.

Theo Zing