Giá dầu được dự báo sẽ chạm mốc 80USD/thùng ngay trong mùa hè này

Các chuyên gia năng lượng đồng thuận thế giới cần phải chuẩn bị cho khả năng giá dầu tăng cao trở lại, tuy nhiên họ không thể thống nhất được giá dầu sẽ tăng cao đến đâu và tăng trong bao lâu.

Giá dầu có thể tạm thời chạm mốc 80USD/thùng trong mùa hè này khi mà nhu cầu tăng trở lại.

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, quá trình tái mở cửa nền kinh tế đã đẩy giá dầu tăng khoảng 40%, nguyên nhân chủ yếu do người Mỹ tăng cường đi lại, ngoài chi phí vận tải đường bộ và đường hàng không tăng cao, áp lực lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng.

Đối với người tiêu dùng, điều đó đồng nghĩa rằng thời điểm giá xăng lập đỉnh sẽ rơi vào khoảng thời gian còn lại của mùa hè. Vào ngày thứ Tư, giá xăng tại Mỹ ở mốc 3,04USD/gallon, cao hơn một chút so với tuần trước nhưng tăng hơn 50% so với 1 năm trước, theo tính toán của AAA.

Phiên ngày thứ Tư, giá dầu Brent đóng cửa tăng 1,6% lên 71,48USD/thùng – ngưỡng cao nhất tính từ ngày 8/1/2020. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tháng 6/2021 tăng 1,6% lên 68,83USD/thùng, trong phiên đã có lúc giá dầu WTI chạm mức 69,65USD/thùng, mức cao nhất tính từ ngày 23/10/2018.

Chuyên gia về hàng hóa toàn cầu và phái sinh tại Bank of America, ông Francisco Blanch, nhận xét: “Nhu cầu dầu đang tăng nhanh chóng bởi mọi người đều lái xe đi lại nhiều hơn; ngoài ra, kinh tế châu Âu đang mở cửa trở lại. Ấn Độ dường như cũng đã vượt quá điểm lây nhiễm dịch tồi tệ nhất, điều đó cũng có nghĩa nhu cầu sẽ tăng trở lại”.

Các chuyên gia năng lượng đồng thuận thế giới cần phải chuẩn bị cho khả năng giá dầu tăng cao trở lại, tuy nhiên họ không thể thống nhất được giá dầu sẽ tăng cao đến đâu và tăng trong bao lâu.  Cũng theo ông Blanch, giá dầu Brent đã chạm mức 70USD/thùng trong quý, tuy nhiên triển vọng dài hạn vẫn rất tập trung.

Ông Blanch nhận định trong vòng 3 năm tới,  giá dầu sẽ có thể sớm chạm ngưỡng 100USD/thùng, ông tin nhu cầu sẽ còn tăng cao, áp lực lạm phát tăng ở tất cả các nơi.

Các thành viên của OPEC và các nước đồng minh, vốn được biết đến với cái tên OPEC+, đang dần trở lại thị trường năng lượng. Họ đã đồng ý áp dụng mức tăng sản lượng 350.000 thùng dầu/ngày từ tháng 6/2021 và thêm 450.000 thùng/ngày từ tháng 7/2021. Saudi Arabia đã không thể thực hiện được mục tiêu giảm sản lượng mà nước này từng đề xuất.javascript:void(0)

Trước đây vào tháng 4/2021, OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng thêm hơn 2 triệu thùng dầu/ngày trước cuối tháng 7/2021.

Nước Mỹ hiện đang sản xuất khoảng 11 triệu thùng dầu/ngày, giảm đáng kể so với ngưỡng 13 triệu thùng dầu/ngày trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích khẳng định hiện chưa rõ các doanh nghiệp Mỹ sẽ khôi phục mức sụt giảm sản lượng trên nhanh đến mức độ nào.

Các công ty năng lượng lớn của thế giới đã kinh doanh có lãi trở lại trong quý 1/2021, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này phục hồi sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.

Đầu tháng 5/2021, tập đoàn năng lượng Exxon Mobile công bố lợi nhuận ròng đạt 2,7 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm. Đây cũng là quý đầu tiên mà Exxon Mobile kinh doanh có lãi tính từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái. Chevron công bố lãi 1,4 tỷ USD trong quý đầu năm.

Hoạt động kinh doanh của các hãng trong quý đầu năm được hỗ trợ quan trọng bởi giá dầu tăng cao bởi các nước trên khắp thế giới nới lỏng các biện pháp kiểm soát thời kỳ đại dịch Covid-19.

Các công ty năng lượng châu Âu bao gồm BP và Royal Dutch Shell hay Total SE cũng công bố lợi nhuận cao trong quý đầu của năm.

CEO của Exxon Mobile, ông Darren Woods, nhận xét: “Kết quả kinh doanh quý 1/20201 phản ánh lợi ích của giá hàng hóa cao cũng như việc các doanh nghiệp tập trung vào giảm chi phí cấu trúc, cùng lúc đó ưu tiên đầu tư vào tài sản có chi phí thấp”.

Trong năm 2020, các công ty năng lượng đã có một năm kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử. Đại dịch Covid-19 không khỏi khiến cho nhu cầu năng lượng và khí đốt sụt giảm mạnh do hoạt động đi lại xuống sâu. Exxon Mobile công bố năm 2020 thua lỗ đến 22 tỷ USD và là năm thua lỗ đầu tiên trong lịch sử hoạt động thời hiện đại của doanh nghiệp năng lượng lớn này.

Theo Bizlive